Kinh tế Nam_Trực

Nông nghiệp nay vẫn là ngành nghề chính của nhân dân nơi đây. Công nghiệp chưa phát triển, chỉ giới hạn trong một số ngành thủ công nghiệp truyền thống tuy nhiên rất manh mún. Trước thời "đổi mới", xã Nam Giang tổ chức sản xuất tổng hợp các mặt hàng Phụ tùng xe đạp, vật dụng trong nhà bếp, dụng cụ cho nông nghiệp, các sản phẩm từ lò rèn trong một "Hợp tác xã" của 4 hợp tác xã thành viên là "Hợp tác xã Tiền Tiến". Làng Vân Chàng thuộc xã Nam Giang là một làng nghề truyền thống thợ rèn và có nguồn gốc ông tổ nghề Rèn ở Núi Tiên { Rú Tiên} Cụm Quần Thể Văn hóa Tiên Sơn ở làng rèn truyền thống Minh lang Vân Chàng{ thuộc tổng Trung Lương} Nay là phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Từ 2005, xã Nam Giang đã nâng cấp lên thành thị trấn Nam Giang, 55.000 người. Tiểu công nghiệp các ngành kim loại phát triển trở thành một địa phương có cơ sở hạn tầng hoàn bị để sản xuất mọi mặt hàng, như kéo, dao, đồ dùng gia dụng, linh kiện xe đạp, xe máy, xe ô tô, các thành phẩm, bán thành phẩm từ lò đúc gang, thép, kim loại màu, và các nhà máy cán thép, kim loại. Thương hiệu từ xưa đã đi vào lòng dân tộc của xã Vân Chàng: tràng đục chữ "C", kéo "Sinh Tài",... Sau này có vành xe đạp "Tiền Tiến",...

Thời kỳ 2010-2013 nền kinh tế của huyện Nam Trực có bước tăng trưởng khá và luôn giữ ở mức ổn định, cơ cấu kinh tế đang được tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 11-12%/năm. Cơ cấu kinh tế như sau: Nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 21,5 %; Công nghiệp - xây dựng chiếm 56,4% và Ngành dịch vụ chiếm 22,1%.

Làng nghề: Làng Báo Đáp - Hồng Quang - Nam Trực nổi tiếng cả nước với nghề làm đèn ông sao và hoa giấy. Nghề làm Nón lá ở xóm Rục Kiều thôn Cổ Gia - Nam Hùng - Nam Trực. Làng Dệt vải ở thôn Liên Tỉnh - Nam Hồng - Nam Trực,...

Đầu tư và xây dựng

Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện năm 2017 là 2192,2 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2016, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước 385,1 tỷ đồng, khu vực ngoài Nhà nước 1404,7 tỷ đồng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 402,3 tỷ đồng. Các nguồn lực được huy động để phục vụ cho xây dựng nông thôn mới, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc, thiết bị sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.Toàn huyện có 384 cơ sở (33 doanh nghiệp, 351 cơ sở cá thể) với 3036 lao động hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2017 là 1323,1 tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2016.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm các loại 2017 đạt 20018 ha, giảm 1,4% so với năm 2016. Trong đó, diện tích cây lương thực có hạt 17384 ha, riêng diện tích trồng lúa là 17013ha. Năng suất lúa cả năm 105,84 tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt 90153 tấn.Đến 1/10/2017, có 571 con trâu (giảm 2,1% - 12 con), 3509 con bò (giảm 7,4% - 280 con), đàn gia cầm là 706,6 nghìn con, giảm 0,3%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 15100 tấnSản lượng gỗ 2017 đạt 55 m3 gỗ và 440 ste củi.Năm 2017, có 605 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, sản lượng 2520 tấn.

Sản xuất công nghiệp

Năm 2017, có 3270 cơ sở sản xuất công nghiệp: 84 DN tư nhân, 6 HTX, 3177 cơ sở SX cá thể, 3 DN có vốn đầu tư nước ngoài.Tổng số lao động 16087 người, tăng 1,5%.Giá trị sản xuất CN năm 2017 6434,4 tỷ đồng.

Thương mại, dịch vụ

Năm 2017, toàn huyện có 21 chợ, 133 doanh nghiệp, 3 HTX và 6059 cơ sở cá thể với 11103 lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2017 theo giá hiện hành là 1692,2 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm trước.

Liên quan